Trên thế giới, luật sư là một trong 10 nghề có thu nhập cao nhất dù không được Nhà nước trả lương. Còn tại Việt Nam, lao động có mức lương bình quân trên 15 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao ở nghề Luật.

Nghề giàu triển vọng

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ năm 2017 đến năm 2020, tính riêng các chức danh tư pháp, Việt Nam cần tới hơn 20.000 nhân sự, trong đó cần thêm 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên và hàng trăm thẩm tra viên.

Trên thế giới, luật sư là một trong 10 nghề có thu nhập cao nhất dù không được Nhà nước trả lương. Tại Việt Nam, kết quả khảo sát giai đoạn 2020 - 2025 từ Trung tâm dự báo nguồn nhân lực cho thấy, lao động có mức lương bình quân trên 15 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao ở nghề Luật.

Trong tương lai, Luật thuộc nhóm ngành được đánh giá có triển vọng nghề nghiệp và thu nhập hấp dẫn. Không chỉ làm luật sư, cử nhân Luật ra trường có thể đảm nhiệm các chức vụ như: Thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên hoặc chuyên viên pháp lý,…; làm việc tại các bộ, các phòng ban nhà nước hay mở một văn phòng chuyên về luật riêng hoặc tư vấn luật tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt, sự phát triển của làn sóng Start-up đặt ra nhu cầu cấp thiết về đội ngũ pháp chế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các Start-up cần nguồn nhân lực pháp chế am hiểu pháp luật để đảm bảo hoạt động xin giấy phép, giải quyết các vấn đề sở hữu trí tuệ, chính sách đầu tư của công ty hoạt động hiệu quả.

Học Luật kinh tế tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh đào tạo ngành Luật Kinh tế. Chương trình học kết hợp lý thuyết và thực hành, bao gồm hai kỳ thực tập bắt buộc tại tòa án, công ty Luật, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại; các môn đề án, Service Learning,… nhằm trang bị kiến thức cơ bản về xã hội, kinh tế và luật học, những kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh. Từ đó, giúp sinh viên đủ khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh. Với phiên tòa giả định mô phỏng tòa án, sinh viên được đóng vai luật sư, thẩm phán, thư ký, viện kiểm sát, chức danh tư pháp, đương sự,…

Theo học Luật kinh tế tại Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh, sinh viên sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển: Khai phóng tiềm năng; khám phá ngành nghề; phát triển chuyên môn và giai đoạn làm chủ bản thân - đây là giai đoạn bạn sẵn sàng dấn thân vào nghề luật thông qua làm việc độc lập và nhóm tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, thực hiện công việc tư vấn áp dụng pháp luật, phân tích và giải quyết tranh chấp pháp luật.

Sinh viên Luật kinh tế HUFI kiến tập tại tòa án huyện Bình Chánh, TP.HCM - Ảnh: CTL