Khoa Chính trị - Luật là một trong các Khoa đào tạo của Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, được đổi tên từ khoa Lý luận Chính trị theo Quyết định số 1998 /QĐ-DCT ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (Nay là Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh).

Khoa Chính trị - Luật gồm ba bộ môn Chủ nghĩa Mác – Lênin, bộ môn Chính trị - Xã hội và bộ môn Luật

    1. Lịch sử phát triển

    Khoa Chính trị - Luật, tiền thân từ Bộ môn Khoa học Mác – Lênin thuộc khoa Khoa học Đại cương trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

   Tháng 5 năm 2006 khoa Mác – Lênin và Tư Tưởng Hồ Chí Minh trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh chính thức được thành lập.

   Tháng 4 năm 2010, khoa Mác – Lênin và Tư Tưởng Hồ Chí Minh đổi tên thành khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

   Ngày 31 tháng 7 năm 2019, khoa Lý luận Chính trị đổi tên thành khoa Chính trị - Luật Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (Nay là Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh)

 

    2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên

Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển của Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Chính trị - Luật đã có đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng đông đảo, trong đó có các Giáo sư, Phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sĩ, những người vừa có chuyên môn sâu để giảng dạy các môn lý luận Chính trị và Luật, lại vừa có nhiều kiến thức thực tiễn nghề luật, như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư…vừa rất trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ngành Luật mà khoa đang quản lý

3. Lĩnh vực và loại hình đào tạo

Khoa Chính trị - Luật giảng dạy các học phần chung cho toàn trường như: Các môn Lý luận Chính trị (Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin; Chủ nghĩa Xã hội khoa học; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Pháp luật đại cương…)

Khoa Chính trị - Luật quản lý ngành Luật kinh tế theo Quyết định số2006 /QĐ-DCT ngày 31 tháng 7 năm 2019.

Với Triết lý giáo dục “Học tập chủ động, làm việc sáng tạo”, “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tế”, Khoa Chính trị - Luật Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh xây dựng chương trình đào tạo mới - tiên tiến-  năng động và hội nhập. Các chương trình đào tạo ngành Luật thường xuyên được cập nhật, bổ sung, chú trọng tăng cường các học phần kỹ năng nhằm phát triển tối đa năng lực của người học cũng như các học phần thực tập, thực hành nhằm gắn lý luận với thực tiễn, đào tạo theo định hướng ứng dụng, giúp người học chiếm lĩnh được các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết phục vụ nghề nghiệp trong tương lai.

Bên cạnh các giờ học chính khóa, các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên luôn được chú trọng, như: + Tổ chức các phiên tòa giả định + Tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm chuyên môn nhằm nâng cao các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cũng như giúp sinh viên nâng cao chất lượng các môn học. + Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về các phương pháp, kỹ năng học tập, kỹ năng viết khoa học, định hướng nghề nghiệp… với các chuyên gia, các nhà khoa học, các diễn giả.

4. Thành tích và khen thưởng của đơn vị 

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng là một nhiệm vụ cơ bản mà đội ngũ giảng viên của Khoa Chính trị - Luật đã và đang thực hiện. Khoa đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Khoa., đã đạt được những thành tích nhất định. Các giảng viên trong khoa tích cực viết bài nghiên cứu khoa học tham gia vào các hội thảo khoa học các cấp, hội thảo quốc tế và viết bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành.

Tập thể Khoa được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương năm 2012, 2014; Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” liên tục các năm từ 2010 - 2018; Công đoàn Khoa được tặng Bằng khen của Công đoàn Công thương Việt Nam năm 2015; nhiều giảng viên được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương 2020; Bằng khen của Công đoàn Công thương Việt Nam 2020; Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; giấy khen của Hiệu trưởng.

Đội ngũ giảng viên: Số lượng giảng viên, cán bộ nhân viên: 32 người

Tiến sĩ: 13 người

Nghiên cứu sinh: 05 người

Thạc sĩ: 13 người

Cử nhân: 01 người